Tính pháp lý của chứng chỉ TESOL ở Việt Nam

Những chứng chỉ TESOL nào được các cơ quan chức năng ở Việt Nam công nhận?

Để trả lời câu hỏi này, ngày 21.12.2020, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), đã ký văn bản trả lời Sở LĐ-TB-XH Hà Nội đề nghị hướng dẫn về các chứng chỉ làm điều kiện cấp phép lao động cho GV là người nước ngoài dạy tiếng Anh tại các trung tâm dạy ngoại ngữ.

Văn bản của Bộ GD-ĐT nêu: trên thế giới có một số chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh đã được kiểm định, công nhận và sử dụng khá phổ biến như: chứng chỉ TESOL được kiểm định bởi Tổ chức ALAP, chứng chỉ TEFL của Gatehouse Awards và chứng chỉ CELTA của Cambridge Assessment English được kiểm định bởi Văn phòng Quản lý quy chế thi và trình độ Vương quốc Anh. “Vì vậy, Cục Quản lý chất lượng đề nghị Sở LĐ-TB-XH Hà Nội xem xét và có thể chấp nhận các chứng chỉ này là điều kiện để cấp giấy phép lao động đối với GV là người nước ngoài”.

Thông tin này đã được nhiều cơ quan báo chí đưa tin:

  1. Báo Thanh Niên
  2. ZingNews
  3. Báo Dân Trí
  4. Báo  Giáo dục Việt Nam

Ngoài ra, ngày 1.10.2021, Cục Hợp Tác Quốc Tế, BGD&ĐT đã gửi văn bản đến Cục Việc Làm, Bộ Lao động Thương Binh và Xã Hội về việc  một số quy định liên quan giáo viên người nước ngoài. Công văn khẳng định: "Đối với tiếng Anh, chứng chỉ dạy học ngoại ngữ phù hợp là chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy ngôn ngữ do người nước ngoài đăng ký dạy tại Việt Nam. Các chứng chỉ này có thể là các chứng chỉ được kiểm định hoặc công nhận của tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín, trong đó có các chứng chỉ phổ biến trên thế giới hiện nay như TESOL, TEFL, CELTA (Chứng chỉ TESOL được kiểm định bởi Tổ chức ALAP, Chứng chỉ TEFL của Gatehouse awards và Chứng chỉ CELTA của Cambridge Assessment English được kiểm định bởi Văn phòng Quản lý quy chế thi và trình độ Vương quốc Anh (The Office of Qualifications and Examinations Regulation)".

Xem toàn bộ nội dung công văn


Sửa lần cuối: Tuesday, 15 November 2022, 3:19 PM